Giỏ hàng

PHONG THỦY - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHONG THỦY

Khái niệm Phong Thủy - Cơ sở lý luận của phong thủy 

Chào mừng bạn đến với Thegioitranh3d.vn! Hôm nay, chúng ta sẽ bàn về Phong Thủy nguồn gốc và cở sở lý luận của phong thủy.

Chúng ta thường nghe câu "an cư lạc nghiệp", ý nói trước khi bắt tay vào một công việc làm ăn thì nên ổn định nơi ăn chốn ở. Lý do là vì khi đời sống gia đình ổn định thì mới có thể dành tất cả thời gian và tâm huyết cho công việc làm ăn, xây dựng sự nghiệp chắc chắn.

Ta có thể hiểu “An cư” không chỉ là nơi cư trú của thể xác mà còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần. Từ thời thượng cổ, con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú và đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Trải qua quá trình phát triển, con người từ sống theo lối du canh, du cư đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có...

Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên phong thủy học.

Vậy, phong thủy là gì? Chúng ta cùng tiếp tục nhé.

 

1. Phong Thủy là gì?

Phong Thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con người. Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.

Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.

Sách Táng Thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Thuật phong thủy dựa vào Dịch LýÂm Dương, Ngũ HànhBát QuáiCửu TinhBát Tự Hà Lạc  làm cơ sở.

Dịch Lý

Dịch lý là một bộ môn mô tả, diễn nghĩa một lý lẽ, một lý thuyết hay một Nguyên lý, là lý lẽ về sự Biến đổi, Biến hóa, Biến động của Vũ Trụ Vạn Vật và cũng là Lý Lẽ của sự Cấu Tạo Hóa Thành Vũ Trụ.

Dịch lý là khái niệm mô tả sự biến đổi rộng lớn với hàm ý hiểu thông suốt và xuyên suốt như 1 Đại sự hiển nhiên sẽ xảy ra ở khoảng không địa lý tại thời điểm nhất định nào đó đến sự nhất định xảy ra tại tương lai gần hay xa.

 

Âm Dương:

 (chữ Hán 陰陽 bính âm: yīn yáng): 

- Thuyết âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương.

Ngũ Hành

- theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Hỏa (), Thủy (), Mộc (木), Kim (), Thổ (). Năm trạng thái này được gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.

- diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản Sinh () còn gọi là Tương sinh và Khắc () hay Tương khắc.

Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Hình ảnh Ngũ Hành "Tương Sinh - Tương Khắc"
Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

 

Bát Quái: 

(chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là "tám biểu tượng") là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.

Bát quái có liên quan đến triết học thái cực và ngũ hành và cả ba đều của Kinh Dịch. Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái (先天 八卦) hay còn gọi là Phục Hy bát quái (伏羲 八卦), và Hậu Thiên Bát Quái (後天 八卦) hay còn gọi là Văn Vương bát quái. Bát quái được ứng dụng trong thiên văn học, chiêm tinh học, địa lý, phong thủy, giải phẫu học, gia đình, và những lĩnh vực khác.

Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái, và có những lời bình giải cho từng quẻ này.

 

 

Cửu Tinh:

Nguyên lý của nó là vạn vật dịch chuyển không ngừng, mọi sự tương tác của các sự vật hiện tượng đều do Cửu Tinh (9 ngôi sao) cai quản và họ dựa trên Cửu tinh để suy luận cát hung. Cửu tinh áp dụng nguyên lý Âm Dương - Ngũ Hành - Hậu Thiên Bát Quái làm cơ sở suy luận.

 

 

2. Địa Lý Phong Thủy


Hai chữ “địa lý” là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn:
+ Địa mạch: Là môn địa lí phong thủy thuộc về địa linh, dùng vào việc đặt mồ mả và nhà cửa; tức thuộc về tinh thần.
+ Địa dư: Là môn địa lí điền thổ, thuộc về địa lợi; thuộc về vấn đề vật chất.

 

3. Dương Trạch và Âm trạch

Phong thủy chia làm hai lĩnh vực:

Âm trạch: Là vùng đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.


Dương trạch: Là vùng đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.
Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự".

Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,... Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà.

Xét về nguyên lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.

 

Các bài viêt liên quan: 

Lịch sử phát triển của phong thủy

Các trường phái trong phong thủy

Các yếu tố phong thủy và cuộc sống con người

Tranh Theo Phong Thủy

Từ khóa